Để sử dụng được bình cứu hoả với hiệu quả cao nhất, chúng tôi đưa đến bạn một số lời khuyên như khi sử dụng bình cứu hoả như sau:
Luôn thực hiện một nguyên tắc đầu tiên: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của mỗi loại bình cứu hoả; nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
Với bình cứu hoả bằng Co2:
Đây loại bình được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng cho chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện.
Khi sử dụng bình cứu hoả loại này các bạn nên: Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết than khí, lạnh tới -790C.
Phải phun tắt hẳn đám cháy mới dừng lại để đảm bảo đám cháy được dập tắt hoàn toàn tránh bị lan hoặc cháy âm ỉ bên trong.
Khi CO2 được phun ra khí lạnh tới -79oC rất dễ gây bỏng lạnh, để tránh điều này các bạn nên chỉ cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
Hãy đảm bảo rằng trong phòng không còn người nào để tránh bị ngạt khí.
Đặc biệt với các đám cháy từ than cốc hay phân đạm thì tuyệt đối KHÔNG sử dụng bình cứu hoả Co2 bởi sẽ gây ra phản ứng hoá học gây cháy nổ làm đám cháy phức tạp thêm.
Không nên dung bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
Khi bảo quản cũng cần lưu ý nên đển nơi râm mát ,tránh nắng nóng gây nổ bình. Và nơi dễ lấy, dễ sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Với bình cứu hoả bằng Bột:
Bình cứu hoả loại này chia làm 3 loại: được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).
Khi bình ghi AC sẽ dập được đám cháy chất rắn hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.
Khi sử dụng bình cứu hoả này cũng cần phải kiểm tra thật kỹ đám cháy để tránh cháy lại gây mất thời gian và xảy ra tai nạn.
Bình cứu hoả bột với thành phần chứa muối nên khi sử dụng cần tránh các thiết bị điện tử để không bị hỏng hóc các thiết bị.
Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
Đặc biệt với loại bình này nhiệt độ cao nhất là 50oC nên cần rất chú ý về nhiệt độ bảo quản để tránh gây thiệt hại.
Ngoài ra khi hỏa hoạn xảy ra bất ngờ chúng ta có thể sử dụng các vật liệu quanh ta để ứng cứu kịp thời dập tắt đám cháy:
Cát: Dùng tốt trong việc dập cháy do chất lỏng, để ngăn ngừa chất lỏng lan ra (như cháy xăng dầu)
Chăn bông: Chăn bông tẩm nước rất hữu dụng trong việc bịt các khe hở ngăn khói, hoặc phủ lên người để chạy xuống cầu thang thoát hiểm (người chạy nên bò sát cách mặt sàn 40-60 cm, là nơi luôn có ôxi đểthở), hoặc cháy bếp dầu, xe máy.
Nước: Không được dung nước để cứu hỏa các trường hợp chất lỏng cháy (xăng, dầu), cháy thiết bị điện, hóa chất.
Trên đây là một số những lưu ý chúng tôi gửi đến bạn đọc và người sử dụng, hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích khi sử dụng các loại bình cứu hoả.